Nước Đức từ lâu đã rất nổi tiếng về kỹ thuật và lĩnh vực xây dựng dĩ nhiên cũng không là ngoại lệ. Điều này khiến cho du học nghề xây dựng tại Đức trở thành một trong những ngành hot được nhiều bạn lựa chọn. Các công trình xây dựng của Đức thường không rườm rà, nghệ thuật mà mang tính tối giản, thực dụng rõ nét.
Bạn có thể không bị choáng ngợp bởi vẻ ngoài của 1 ngôi nhà Đức, nhưng chắc chắn sẽ rất hài lòng khi được ở trong một ngôi nhà như vậy. Chất liệu và vật liệu xây dựng cực tốt giúp cách nhiệt và cách âm tuyệt đối với môi trường bên ngoài (mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm). Trang thiết bị trong nhà từ phòng tắm đến phòng bếp, phòng ngủ đều là những đồ “bền mãi với thời gian”. Thiết kế luôn đặt nặng công năng sử dụng, đơn giản, tiện lợi lên trên đầu.
Dĩ nhiên để làm được điều đó thì nước Đức cần có một đội ngũ kỹ sư, thợ xây dựng vô cùng giỏi giang và lành nghề. Vậy làm thế nào để nước Đức đào tạo ra những thợ xây dựng đáp ứng được tiêu chuẩn “hàng đầu thế giới” của họ? Bài viết này Học bổng du học E&T sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ nhất dành cho các bạn trẻ quan tâm đến chương trình du học nghề xây dựng tại Đức năm 2023.
Nghề xây dựng có những vị trí nào ?
Với mỗi dự án cũng như ở mỗi công trình xây dựng thì không thể thiếu được ban quản lý, chỉ huy trưởng công trường, bởi lẽ chỉ huy trưởng công trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức, sắp xếp, quản lý, kiểm tra, giám sát, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với mỗi công trình hoặc một dự án, một gói thầu cụ thể.
Chỉ huy công trường là người đứng đầu có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thi công công trình xây dựng cũng như đưa ra những phương thức, cách thức hoạt động thực hiện công việc, những phương án xử lý đối với những tình huống có thể xảy ra tại công trường, làm việc với các bên có liên quan đến dự án đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý, bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán… để từ đó đạt được hiệu suất công việc cao nhất trong quá trình thi công công trình, dự án, gói thầu đã được nhận.
Giám sát công trình hay còn được gọi là giám sát xây dựng, giám sát thi công,… Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.
Thông thường là các công trình xây dựng, công trình lắp đặt, hệ thống cơ điện, hệ thống nước hay công trình lắp đặt nội thất, v.v., giám sát thi công sẽ có trách nhiệm từ lúc ban bắt đầu cho đến khi kết thúc và nghiệm thu công trình.
Nhiệm vụ chính của giám sát thi công công trình là đảm bảo dự án hoàn thành đúng bản thiết kế, công trình đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, đúng thời gian và tiến độ dự kiến các thực hiện dự án đang thực hiện. Đồng thời đảm bảo được vấn đề an toàn của công nhân trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Mỗi công trình xây dựng sẽ có những thiết kế chuyên biệt và nguyên tắc quan trọng cần đặc biệt tuân thủ. Do vậy, nếu không có những kế hoạch chi tiết, chỉ dẫn và phân công công việc cụ thể thì sẽ rất khó để có được kết quả như ý. Theo đó, khi kế hoạch đã được lập ra, bản thân mỗi người cần đặc biệt tuân thủ để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ. Cùng với đó, việc tuân thủ nhiệm vụ cấp trên cũng sẽ giúp họ đảm bảo an toàn cho bản thân và đồng nghiệp của mình.
Tiến hành tính độ cao chính xác để xác định được độ sâu của móng, vị trí đào móng, cân móng chuẩn theo kích thước, vuông góc và song song. Sau khi đo đạc tỷ lệ chính xác tiến hàng đổ móng.Phối hợp cùng thợ sắt trong quá trình đào móng. Đặc biệt, thợ chính cần chỉ đạo cắt đúng loại sắt, đúng kích thước, đúng loại như: vỉ móng, cổ móng và đà kiềng.Sau khi đã hoàn tất quá trình đổ móng và đà kiềng thợ xây cần phối hợp với thợ sắt để cốp-pha chuẩn bị sắt làm khuôn để đóng bê tông.Đổ xong cột bê tông cần tiến hành xây tường bao quanh để đảm bảo công việc được phối hợp ăn ý và tối đa được lợi ích chung.
Đọc và hiểu được bản vẽ thiết kế trong quá trình thi công đảm bảo được quá trình thực thi đúng theo như yêu cầu. Chịu trách nhiệm trộn hồ, xây, tô, sơn theo đúng như sự phân công của tổ trưởng, kỹ thuật và chủ thầu xây dựng theo đúng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng từng chi tiết theo sự chỉ đạo của chủ nhà thầu trên cơ sở của bản thiết kế có sẵn. Thực hiện xây tường, định hình bản thiết kế, thiết lập các phòng ốc. Xây dựng công trình phụ, tô tường, quét vôi, lát gạch nền, sơn, ốp gạch tường,… Lắp hệ thống nước, điện, thiết bị trong công trình.
Nhiệm vụ của vị trí thiết kế là vẽ và tạo nên vẻ đẹp của một dự án hay công trình xây dựng cả bên ngoài và bên trong. Sáng tạo không ngừng để có những không gian kiến trúc khoa học, tiện nghi, tạo sự thoải mái và ấn tượng đối với những người sử dụng công trình.Lên ý tưởng thiết kế và tư vấn khách hàng cụ thể về cách bố trí cũng như các vấn đề về thiết kế, trang trí từ bên ngoài đến bên trong công trình tạo không gian phù hợp. Nhân viên thiết kế còn triển khai các bản thiết kế, thiết kế sơ bộ ý tưởng của cấp trên và đưa lên phê duyệt.
Khi thiết phải dựa trên cơ sở các giải pháp về công năng, kỹ thuật và tính thẩm mỹ để tạo nên các công trình với kiến trúc tổng thể mới lạ, đẹp mắt và phù hợp với cảnh quan xung quanh. Bên cạnh đó, còn đưa ra các dự báo về xu hướng cách tân và phát triển của các công trình xây dựng hay thiết kế quy hoạch vùng, khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Họ cũng cung cấp giải pháp kiến trúc cho những khách hàng có nhu cầu xây dựng thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Đây là vị trí phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Họ sẽ chuyển đổi nhu cầu sử dụng của khách hàng vào các bản vẽ cho những dự án mới hoặc cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các dự án cũ theo yêu cầu của khách hàng.
Kỹ thuật viên công trình là người phụ trách việc lắp đặt, điều khiển, khắc phục sự cố của các thiết bị điện và mọi công việc liên quan tới điện. Đây là vị trí có kiến thức sâu rộng nhằm phát triển các mô hình, giải pháp tối ưu nhất để lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện và đường ống trong công trình.
Sau khi hệ thống đường ống được hoàn thành, kỹ sư chạy thử có nhiệm vụ kiểm tra lắp đặt, tiền chạy thử, chạy thử, đấu nối các hệ thống đường ống rời thành một khối thống nhất để hoạt động, chuẩn bị các tài liệu liên quan đến việc vận hành và chạy thử của dự án.
Hầu hết các trang thiết bị điện từ hệ thống chiếu sáng cho tới những tiện ích khác chiếm một nửa trong hệ thống công trình xây dựng. Bởi vậy mà khảo sát công trình trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với kỹ sư điện. Từ bản vẽ chi tiết mà phía xây dựng cung cấp về kết cấu công trình thì kỹ sư điện sẽ khảo sát mặt bằng qua phác thảo để chọn nơi đặt máy phát điện hoặc trạm cung cấp điện. Để thực hiện chính xác thì kỹ sư điện cần nắm rõ kết cấu công trình kế hoạch thực hiện thi công công trình. Nếu làm việc không khớp nhau sẽ khiến đôi bên mất thời gian sửa chữa hoặc phá bỏ.
Điều kiện tham gia
Lộ trình du học Đức nghề xây dựng
Tại Việt Nam
Tại Đức
Học bổng du học E&T mong rằng các bạn đã nắm rõ hơn về cơ cấu làm việc và yêu cầu của từng vị trí đồng thời tìm kiếm được công việc phù hợp với mình.
Đăng ký thông tin
Bạn quan tâm đến du học tại Đức và cần biết thêm thông tin vui lòng liên hệ Học bổng Du học E&T (ET Group) để được tư vấn miễn phí.
🏢Công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục và Phát triển Nhân tài – Học bổng du học E&T
☎️Hotline: 0977 596 123 – 0947 698 068
📌Địa chỉ: Số 20-21, Lô D28, Khu D Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
🌐 Website: edutalent.com.vn
✉️Email: hocbongduhocet@gmail.com
Bài đọc thêm
Chỉ cần bạn có ước mơ, việc còn lại đã có NHÂN TÀI GROUP. Liên hệ NHÂN TÀI GROUP để bắt đầu hành trình du học của bạn ngay hôm nay!
Tôi muốn được tư vấn