Trang chủ / Tin tức / TÌM HIỂU VỀ KHỐI NGHỀ NHÀ HÀNG KHI DU HỌC ĐỨC
21/09/2023 - 773 Lượt xem

TÌM HIỂU VỀ KHỐI NGHỀ NHÀ HÀNG KHI DU HỌC ĐỨC

Vì nằm ở vị trí trung tâm của Châu Âu nên nền ẩm thực của Đức chịu ảnh hưởng nhất định từ nhiều quốc gia trên thế giới. Chưa hết, hàng năm nước Đức còn tiếp đón hàng nghìn khách du lịch nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực phục vụ tại các nhà hàng ở quốc gia này là vô cùng lớn. Với nền ẩm thực độc đáo cùng hệ thống nhà hàng hiện đại, Đức là môi trường tốt để các bạn trẻ có thể học tập và theo đuổi đam mê phục vụ trong nhà hàng.

NGHE-NHA-HANG

Du học Đức – Khối nghề nhà hàng

Bài viết này Học bổng du học E&T sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ nhất dành cho các bạn trẻ quan tâm đến chương trình du học nghề nhà hàng tại Đức năm 2023.

Nghề nhà hàng làm những gì ?

  • Bếp trưởng

Bếp trưởng đóng vai trò quan trọng trong khu vực bếp, là vị nghệ nhân sáng tạo ra các món ăn. Họ không chỉ là người đảm bảo chất lượng của những món ăn cho nhà hàng mà còn là người quản lý đội ngũ nhân viên trong bếp. Công việc của bếp trưởng bao gồm:

BEP-TRUONG-DU-HOC-DUC

Bếp trưởng

    • Điều hành, quản lý chung toàn bộ công việc trong bếp.
    • Lên thực đơn, xây dựng thực đơn và các món ăn đặc biệt trong nhà hàng.
    • Chịu trách nhiệm quy định về chất lượng của các món ăn trong nhà hàng.
    • Quản lý, kiểm soát nguồn cung, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu trong bếp.
    • Quản lý hệ thống dụng cụ, thiết bị nhà bếp.

Tham gia buổi họp, kết hợp với các bộ phận khác trong nhà hàng để thiết kế món ăn mới, theo mùa, theo dịp đặc biệt.

Bếp trưởng là một vị trí làm việc trong nhà hàng có khối lượng công việc lớn. Vì vậy, người bếp trưởng không chỉ cần có kỹ năng nấu ăn tốt mà còn có thêm kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc. Để trở thành bếp trưởng cần mất nhiều thời gian, nghị lực, kỹ năng chuyên môn mới đạt được.

  • Bếp chính

Bếp chính phụ trách công việc chế biến món ăn chính trong nhà hàng. Vị trí này có thể linh hoạt dựa theo quy mô của nhà hàng. Ở nhà hàng nhỏ, thường bếp trưởng sẽ đảm nhiệm cả vị trí bếp chính. Ngược lại, ở nhà hàng lớn, bếp chính là vị trí được phân tách riêng. Mỗi bếp chính sẽ phụ trách chuyên nhóm món ăn nào đó ví dụ như nhóm đồ chay, nhóm đồ hải sản, nhóm đồ ngọt, … Công việc cụ thể của bếp chính gồm:

BEP-CHINH-DU-HOC-DUC

Bếp chính

    • Hỗ trợ bếp trưởng kiểm tra nguyên vật liệu, chuẩn bị dụng cụ làm bếp cần thiết cho công việc của mình.
    • Chế biến món ăn theo đơn gọi món.
    • Sáng tạo công thức cho món ăn mới.
    • Giữ gìn, quản lý khu vực bếp, cũng như dụng cụ, thiết bị làm bếp.
    • Hỗ trợ, hướng dẫn phụ bếp cũng như thành viên mới.

Bếp chính là người đằng sau phối hợp cùng bếp trưởng quản lý thực đơn và căn bếp của nhà hàng. Tương tự bếp trưởng, bếp chính là vị trí áp lực đòi hỏi nhiều sự cố gắng, nỗ lực. Ngoài ra, vị trí này đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo, học hỏi hàng ngày.

  • Phụ bếp

Đây là vị trí khởi đầu của đa số đầu bếp. Để vươn lên thành bếp trưởng, bếp chính ai cũng phải trải qua vị trí thấp nhất là phụ bếp.

PHU-BEP-DU-HOC-DUC

Phụ bếp

Nhiệm vụ chính của phụ bếp là hỗ trợ chế biến món ăn, sơ chế nguyên liệu theo sự phân công của bếp trưởng, bếp chính. Công việc chi tiết có thể kể đến nhu sau:

    • Chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế toàn bộ nguyên liệu cần thiết, chế biến thực phẩm tươi sống.
    • Hỗ trợ nấu nướng.
    • Bảo quản, giữ gìn vị trí khu vực làm bếp được phân công.
    • Làm các công việc khác theo hướng dẫn, sắp xếp của bếp trưởng.

Vị trí phụ bếp là cơ hội tuyệt vời để bạn có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm từ đầu bếp lành nghề. Những kiến thức quý giá đó sẽ tạo thành hành trang vững chắc khi bạn bước vào nghề

  • Nhân viên phục vụ.

Phục vụ là một trong những vị trí làm việc trong nhà hàng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Nhân viên phục vụ chính là cầu nối giữa khách hàng và nhà bếp. Người làm phục vụ sẽ có công việc sau đây:

PHUC-VU-DU-HOC-DUC

Phục vụ

    • Nhận order, phục vụ món,
    • Hỗ trợ vấn đề khách hàng.
    • Phục vụ các món ăn theo đúng thứ tự, yêu cầu và quy trình của nhà hàng.
    • Đầu ca cần chuẩn bị chén dĩa, sắp xếp dụng cụ ăn uống, gấp giấy ăn, trang trí ly, sắp xếp bàn tiệc theo yêu cầu.
    • Trình menu, tư vấn chọn món, ghi nhận order và chuyển order cho quầy bar, bếp.
    • Kiểm soát và đảm bảo đồ dùng trên bàn ăn, phục vụ ngay khi cần.

Người phục vụ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì thế họ phải là người nhanh nhẹn, có kỹ năng giao tiếp lịch sự và khả năng sắp xếp công việc hợp lý.

  • Nhân viên quầy bar

Trong một vài nhà hàng, quầy bar được tách riêng với khu vực phòng ăn. Quầy bar là nơi chế biến đồ uống dành cho khách hàng. Nơi đây cũng mang lại nguồn thu khá lớn dành cho nhà hàng. Thông thường 1 quầy bar chỉ có 1 – 2 nhân viên đảm nhiệm. Công việc chính của nhân viên quầy bar là:

QUAY-BẢR-DU-HOC-DUC

Quầy Bar

    • Chuẩn bị sắp xếp dụng cụ, nguyên liệu cần thiết cho công việc pha chế.
    • Nhận order và phục vụ đồ uống theo yêu cầu khách hàng.
    • Trò chuyện với khách hàng và gợi ý món đồ uống đặc sắc.
    • Đối với một số vartender, họ còn thực hiện biểu diễn cách pha chế.
    • Vệ sinh và kiểm soát đồ uống, nguyên liệu.

Nhân viên quầy bar ngoài cần kỹ năng và kinh nghiệm còn cần có sự lắng nghe, thấu hiểu tâm lý khách hàng để phục vụ loại đồ uống phù hợp nhất với họ.

  • Lễ tân

Lễ tân có thể coi là bộ mặt của nhà hàng, là người đầu tiên khách hàng gặp khi bước vào. Công việc hằng ngày của một nhân viên lễ tân là:

LE-TAN-DU-HOC-DUC

Lễ tân

    • Đón tiếp khách hàng, sắp xếp bàn ăn và hỗ trợ khách hàng.
    • Tiếp nhận lịch đặt bàn qua điện thoại, email từ trang web của khách hàng. Sắp xếp lịch đặt bàn phù hợp với lịch trình của nhà hàng và khách hàng.
    • Báo cáo quản lý về các công việc trong nhà hàng và các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động nhà hàng.
  • Thu ngân

Nhân viên thu ngân phụ trách công việc hỗ trợ thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, nhân viên thu ngân cũng có thể giữ quỹ tiền của nhà hàng. Công việc chính của nhân viên thu ngân là:

THU-NGAN-DU-HOC-DUC

Thu ngân

    • Thực hiện thanh toán.
    • Kiểm quỹ, kiểm tra thiết bị, vật dũng quầy thanh toán như máy móc, hóa đơn, tiền lẻ, giấy in.
    • Hỗ trợ các bộ phận khác khi có yêu cầu.
    • Đảm bảo số tiền mặt khớp với doanh thu hằng ngày.
    • Lập báo cáo doanh thu hằng ngày.

Công việc của thu ngân không quá phức tạp tuy nhiên để làm tốt ở vị trí này bạn cần đảm bảo những yêu cầu cần thiết như: Tính toán nhanh nhẹn, trung thực, cẩn thận. Ngoài ra, bạn cần hiểu rõ dịch vụ, quy trình làm việc của nhà hàng và cách phân biệt tiền thật – tiền giả chính xác.

  • Bộ phận quản lý

Bộ phận quản lý là người điều phối, sắp xếp toàn bộ quá trình hoạt động của nhà hàng. Bộ phận này luôn luôn phải nắm bắt và kiểm soát mọi vấn đề xảy ra. Công việc chính của bộ phận quản lý là:

QUAN-LY-DU-HOC-DUC

Quản lý

    • Xây dựng quy trình làm việc và bộ máy quản lý cho nhà hàng.
    • Giám sát và phát triển hệ thống kinh doanh chung.
    • Quản lý hoạt động tài chính và nhân sự.
    • Phối hợp cùng nhiều bộ phận khác vận hành và phát triển nhà hàng.
    • Quản lý tài sản, hàng hóa.
    • Quản lý tiêu chuẩn phục vụ của nhân viên.
    • Sắp xếp điều động nhân viên từng vị trí công việc.
    • Bộ phận chăm sóc khách hàng: Giải quyết khiếu nại, tạo ra chương trình tri ân, chăm sóc khách hàng.

Mỗi công việc sẽ phân đến từng bộ phận quản lý khác nhau. Bộ phận quản lý hoạt động giống một công ty. Một quản lý nhà hàng là người lãnh đạo giỏi. Quản lý là công việc cấp cao, được nhân viên nhà hàng tôn trọng những cũng có nhiều khó khăn, áp lực. Chính vì thế đòi hỏi người quản lý phải trang bị đầy đủ kỹ năng từ chuyên môn đến kỹ năng mềm

  • Bộ phận kỹ thuật

Với tần suất hoạt động cao, đôi khi không nghỉ, các máy móc, thiết bị, hệ thống điện, hệ thống nước luôn trong tình trạng quá tải. Do đó, đa số nhà hàng hầu như đều bố trí bộ phận kỹ thuật luôn luôn kiểm tra, duy trì và đảm bảo chất lượng các trang thiết bị.Công việc của nhân viên kỹ thuật như sau:

KY-THUAT-DU-HOC-DUC

Kỹ thuật

    • Giám sát, chịu trách nhiệm các thiết bị máy móc, hệ thống nước, hệ thống điện.
    • Lên lịch kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống máy móc.
    • Thực hiện ca trực kỹ thuật để giải quyết vấn đề kỹ thuật ngay lập tức.

Điều kiện tham gia

    • Độ tuổi từ 18 – 28
    • Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông – cao đẳng – đại học.
    • Không có tiền án tiền sự, tư cách đạo đức tốt.
    • Đảm bảo phù hợp các yêu cầu sức khỏe làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức.

Lộ trình du học Đức nghề nhà hàng

Tại Việt Nam

    • 6 tháng – 12 tháng: Đạt trình độ tiếng Đức A2 (Phải chứng minh tài chính, từ trình độ B1 trở lên – Không phải chứng minh tài chính).

Tại Đức

    • 6 tháng – 12 tháng: Tiếp tục đào tạo tiếng Đức B1 + Học nghề + Thực hành nghề (Nhận lương tới 1.100€/ tháng).
    • 24 tháng: Học nghề – Thực hành nghề (Nhận lương tới 1.500€/ tháng).
    • Tốt nghiệp nghề: Làm việc chính thức – Định cư dài hạn sau 3 năm (Nhận lương tới 2.800€/ tháng).

Học bổng du học E&T mong rằng các bạn đã nắm rõ hơn về cơ cấu làm việc và yêu cầu của từng vị trí đồng thời tìm kiếm được công việc phù hợp với mình.

Đăng ký thông tin

Bạn quan tâm đến du học ngành đầu bếp tại Đức và cần biết thêm thông tin vui lòng liên hệ Học bổng Du học E&T (ET Group) để được tư vấn miễn phí.

🏢Công ty Cổ phần Tư vấn Giáo dục và Phát triển Nhân tài – Học bổng du học E&T

☎️Hotline: 0977 596 1230947 698 068
📌Địa chỉ: Số 20-21, Lô D28, Khu D Geleximco, đường Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

🌐 Website: edutalent.com.vn
✉️Email: hocbongduhocet@gmail.com
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các chương trình du học Đức khác của Học bổng Du học E&T (ET Group) tại ĐÂY để có thêm các lựa chọn phù hợp cho mình.

Bài đọc thêm